Doanh nghiệp nhận được thông báo kiểm tra của cơ quan thuế trong khi số liệu báo cáo đang sai sót và hóa đơn chứng từ chưa được sắp xếp, phân loại.
Luật Đăng Quang luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong các trường hợp khẩn cấp như vậy. Chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhằm giảm thiểu rủi ro, chi phí thuế cho doanh nghiệp.
Khi nhận được quyết định kiểm tra, doanh nghiệp cần nhanh chóng rà soát lại toàn bộ dữ liệu, hóa đơn chứng từ của mình. Nếu mọi thứ đã đầy đủ thì sẵn sàng tiếp đón đoàn kiểm tra. Nhưng nếu mọi thứ còn đang rồi tung thì việc cần làm đầu tiên là nộp công văn xin gia hạn thời gian quyết toán.
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 62,Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế, ban hành ngày 06/11/2013 quy đinh:
Điều 62. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
- Trường hợp khi nhận được Quyết định kiểm tra, người nộp thuế đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì phải có văn bản gửi cơ quan thuế nêu rõ lý do và thời gian hoãn để xem xét quyết định. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra.
Trường hợp cơ quan thuế chấp nhận cho doanh nghiệp hoãn thời gian kiểm tra, doanh nghiệp hãy liên hệ ngay Luật Đăng Quang để được hỗ trợ.
Hồ sơ chuẩn bị và cách kiểm tra hồ sơ trước khi quyết toán thuế như sau:
Hồ sơ doanh nghiệp
- Đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (nếu có);
- Điều lệ công ty;
- Quy chế tài chính công ty, cụ thể về cách tính lương thưởng, các khoản hỗ trợ như xăng xe, điện thoại, đồng phục, chi phí khám chữa bệnh…
- Đăng ký phương pháp khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế.
Hồ sơ khai thuế:
- Rà soát số liệu trên bảng kê hóa đơn mua vào bán ra có khớp với tờ khai thuế GTGT theo tháng (quý) và số dư tài khoản 133, 3331 trên sổ sách không;
- Hóa đơn đã đầy đủ và sắp xếp theo bảng kê chưa;
- Kiểm tra giấy nộp tiền ngân sách của các loại thuế: Thuế GTGT, thuế môn bài, thuế TNDN…;
- Thông báo phát hành hóa đơn, Hợp đồng đặt in hóa đơn;
- Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; Các hóa đơn xóa bỏ đã có đầy đủ biên bản thu hồi hóa đơn chưa, nếu thiếu phải bổ sung;
- Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN các năm quyết toán.
Hồ sơ lương
- Kiểm tra tờ khai quyết toán thuế TNCN có khớp với bảng lương và sổ chi tiết TK 334 không;
- Kiểm tra hơp đồng lao động, hồ sơ lao động: sơ yếu lý lịch, chứng minh thư (Căn cước công dân), bằng cấp liên quan…
- Kiểm tra bảng lương, bảng chấm công, chứng từ thanh toán lương;
- Kiểm tra quyết định lương thưởng có khớp với bảng lương không;
- Bảng lương, phiếu chi nhận lương đã có đầy đủ chữ ký người lao động không.
Hồ sơ công nợ
- Hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra;
- Phụ lục hợp đồng kinh tế;
- Biên bản đối chiếu công nợ;
- Kiểm tra số dư TK 131, 331 của từng khách hàng, nhà cung cấp có khớp với biên bản đối chiếu công nợ không.
Lưu ý: Với các khoản tiền khách hàng ứng trước, nội dung hợp đồng phải có điều khoản tạm ứng;
Với các khoản tiền chưa trả nhà cung cấp, nội dung hợp đồng phải có điều khoản thanh toán được gia hạn khoản nợ.
Hồ sơ vay nợ
- Hợp đồng vay;
- Doanh nghiệp đã góp đủ vốn chưa.
Sổ chi tiết các tài khoản
- Kiểm tra toàn bộ tài khoản chi tiết, tài khoản tổng hợp;
- Kiểm tra tổng hợp nhập – xuất – tồn;
- Kiểm tra bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí trả trước;
Trên đây là một số nội dung hồ sơ chuẩn bị và cách kiểm tra hồ sơ trước khi quyết toán thuế.
Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Luật Đăng Quang để được hướng dẫn chi tiết, tư vấn cụ thể và sử dụng dịch vụ quyết toán thuế nhanh chóng, kịp thời nhất!