29/02/2024 - 10:56

Điều kiện, thủ tục mở khu vui chơi trẻ em trong nhà & ngoài trời

Điều kiện kinh doanh khu vui chơi trẻ em. Thủ tục mở khu vui chơi giải trí cho trẻ em trong nhà và ngoài trời. Chi phí mở khu vui chơi trẻ em. Tham khảo tại đây.

Điều kiện, thủ tục mở khu vui chơi trẻ em trong nhà & ngoài trời

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHU VUI CHƠI TRẺ EM TRONG NHÀ VÀ NGOÀI TRỜI

Để mở khu vui chơi trẻ em bao gồm cả khu vui chơi trong nhà và khu vui chơi ngoài trời, bạn cần tiến hành thủ tục xin các loại giấy phép sau đây trước khi đi vào hoạt động:

  1. Giấy chứng nhận mở khu vui chơi trẻ em (giấy chứng nhận kinh doanh);
  2. Giấy phép kinh doanh khu vui chơi giải trí (giấy phép con) bao gồm: giấy phép phòng cháy chữa cháygiấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường hợp khu vui chơi có cung cấp các dịch vụ ăn uống.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH – MỞ KHU VUI CHƠI TRẺ EM

Tùy thuộc vào quy mô khu vui chơi giải trí cho trẻ em lớn hay nhỏ để cân nhắc giữa việc nên thành lập công ty hay thành lập hộ kinh doanh.

  • Nếu bạn chỉ có nhu cầu mở khu vui chơi trẻ em mini thì mô hình hộ kinh doanh sẽ là lựa chọn phù hợp giúp bạn tối ưu các nghĩa vụ về kế toán thuế;
  • Nếu bạn có nhu cầu mở khu vui chơi thiếu nhi với quy mô lớn thì mô hình công ty sẽ giúp bạn dễ dàng huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh sau này.

1. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh khu vui chơi trẻ em

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh khu vui chơi giải trí cho trẻ em.

Hồ sơ bao gồm các đầu mục sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách cổ đông hoặc thành viên góp vốn;
  4. Bản sao CCCD/hộ chiếu người đại diện pháp luật, các thành viên hoặc cổ đông;
  5. Giấy ủy quyền và bản sao CCCD/hộ chiếu của người nộp hồ sơ (trường hợp người nộp không phải là người đại diện pháp luật).

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến (online) tại trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

➨ Bước 3: Trong thời hạn 3 ngày làm việc:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ có thông báo để bổ sung, chỉnh sửa.

2. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh khu vui chơi trẻ em

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh khu vui chơi trẻ em.

Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ:

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  2. CCCD/hộ chiếu chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình (nếu có tham gia góp vốn);
  3. Biên bản thỏa thuận góp vốn của các thành viên hộ gia đình (nếu có);
  4. Văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình đối với thành viên chủ HKD (nếu có);
  5. Hợp đồng thuê/mượn nhà, sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa điểm kinh doanh;
  6. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật).

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm khu vui chơi giải trí hoặc nộp hồ sơ online tại trang dịch vụ công của Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố.

➨ Bước 3: Trong thời hạn 3 ngày làm việc:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan sẽ thông báo lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Để đẩy nhanh quá trình làm thủ tục xin giấy chứng nhận mở khu vui chơi giải trí cho bé, bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty chỉ từ 1.000.000 đồng hoặc dịch vụ thành lập hộ kinh doanh trọn gói  1.500.000 đồng của Luật Đăng Quang.

Khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Luật Đăng Quang sẽ được chuyên viên tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý, kế toán, thuế ở các giai đoạn trước, trong và sau khi thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP KINH DOANH KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (GIẤY PHÉP CON)

Cơ sở vui chơi giải trí là một trong những đối tượng bắt buộc phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy trước khi đi vào hoạt động. Việc xin giấy phép PCCC giúp khu vui chơi tăng khả năng đề phòng, ứng phó khi có sự cố cháy nổ xảy ra nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại không mong muốn.

1. Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC)

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Hồ sơ bao gồm các yêu cầu cơ bản sau đây:

  1. Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC;
  2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh (bản sao);
  3. Danh sách nhân viên có chứng chỉ về PCCC phù hợp với hoạt động kinh doanh khu vui chơi giải trí (kèm bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động);
  4. Văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ chuyên môn của cá nhân (bản sao);
  5. Văn bản chứng minh cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị đủ điều kiện phục vụ quá trình hoạt động kinh doanh.

➨ Bước 2: Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Cảnh sát hoặc Phòng Cảnh sát PCCC.

➨ Bước 3: Trong thời gian từ 5 – 15 ngày làm việc (kể từ ngày hồ sơ hợp lệ) cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép PCCC nếu địa điểm khu vui chơi đủ điều kiện.

2. Hồ sơ, thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)

Thực tế khi mở một khu vui chơi trẻ em trong nhà hay khu vui chơi trẻ em ngoài trời, ngoài việc cung cấp các dịch vụ vui chơi giải trí thì hầu hết các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ kèm thêm dịch vụ cung cấp thức ăn, nước uống. Trong trường hợp này thì bạn cần phải làm thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh (bản sao);
  2. Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận khu vui chơi đủ điều kiện VSATTP;
  3. Văn bản chứng minh trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện VSATTP;
  4. Giấy chứng nhận sức khỏe của cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất và chủ doanh nghiệp/hộ kinh doanh (do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp);
  5. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP đối với cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất và chủ doanh nghiệp/hộ kinh doanh.

➨ Bước 2: Nộp hồ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép VSATTP (*).

➨ Bước 3: Trong vòng 15 ngày làm việc (kể từ ngày hồ sơ hợp lệ), cơ quan sẽ tiến hành kiểm tra và cấp giấy phép VSATTP nếu khu vui chơi đủ điều kiện.

(*) Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của khu vui chơi là hộ kinh doanh hay doanh nghiệp mà cơ quan cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm khác nhau, cụ thể: 

  • Đối với hộ kinh doanh khu vui chơi: Các cơ quan thuộc UBND quận, huyện;
  • Đối với công ty kinh doanh khu vui chơi: Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế).

LẬP KẾ HOẠCH MỞ KHU VUI CHƠI TRẺ EM, KHU VUI CHƠI THIẾU NHI

Để kinh doanh khu vui chơi trẻ em đạt hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao thì việc xây dựng kế hoạch phải được chú trọng và đầu tư ngay từ đầu. Sau đây, Luật Đăng Quang xin chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm cho việc lên kế hoạch mở khu vui chơi trẻ em.

1. Nghiên cứu thị trường

Ở quá trình này, chủ doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cần tiến hành phân tích, đánh giá các đối tượng, vấn đề sau:

  • Chân dung khách hàng tiềm năng;
  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp;
  • Nhu cầu vui chơi giải trí của các bậc phụ huynh dành cho con em mình;
  • Chiến lược phát triển kinh doanh.

2. Lựa chọn mô hình khu vui chơi trẻ em

Bạn cần nghiên cứu tìm hiểu thị trường và xác định khả năng tài chính để có thể cân nhắc lựa chọn kinh doanh khu vui chơi trẻ em ngoài trời hay trong nhà, cũng như loại hình thành lập là hộ kinh doanh hay doanh nghiệp. Bởi mỗi chọn lựa, mỗi loại hình đều sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau.

Khu vui chơi trẻ em trong nhà không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, chi phí đầu tư thấp hơn so với khu vui chơi trẻ em ngoài trời. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh trong nhà sẽ bị hạn chế về mặt không gian vui chơi. Đồng thời các bé không được tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên.

So với khu vui chơi trong nhà, thì khu vui chơi trẻ em ngoài trời sẽ tạo điều kiện để các bé có thể thỏa sức vận động, sáng tạo thông qua các hoạt động leo trèo, chạy, nhảy, bơi lội… Tuy nhiên quá trình hoạt động của mô hình này bị giới hạn bởi thời gian và thời tiết.

3. Lựa chọn địa điểm mở khu vui chơi trẻ em

Địa điểm mở khu vui chơi cần phải rộng rãi, thoáng mát, dễ dàng tìm kiếm. Luật Đăng Quang khuyên bạn nên lựa chọn mở khu vui chơi ở những khu vực gần chung cư, trường học, công viên, trung tâm thành phố… để có thể dễ dàng tiếp cận và xây dựng hình ảnh đến với khách hàng.

Lưu ý:

Địa điểm mở khu vui chơi (địa điểm đăng ký kinh doanh) không được đặt ở căn hộ chung cư và nhà tập thể.

4. Thiết kế khu vui chơi trẻ em

Để thu hút sự chú ý và kích thích sự mong muốn của các trẻ nhỏ thì thiết kế khu vui chơi phải tuân thủ các tiêu chí:

  • Đảm bảo sự an toàn cho các bé khi tham gia các hoạt động vui chơi;
  • Khu vui chơi phải cung cấp đầy đủ ánh sáng (đối với mô hình khu vui chơi trong nhà);
  • Không gian vui chơi thỏa mái và thoáng mát;
  • Màu sắc tươi sáng, hình ảnh sống động.

5. Chi phí mở khu vui chơi trẻ em

Pháp luật không có quy định bắt buộc về nguồn vốn tối thiểu để bắt đầu hoạt động kinh doanh khu vui chơi trẻ em. Nhưng vốn điều lệ là cơ sở để xác định lệ phí môn bài, vì vậy mà bạn cần cân nhắc đăng ký vốn điều lệ công ty sao cho hợp lý.

Trên thực tế, mô hình kinh doanh khu vui chơi trẻ em cần nguồn vốn đầu tư khá cao, có thể dao động từ 300 triệu – 1 tỷ đồng, tùy vào từng loại mô hình kinh doanh cũng như khả năng tài chính của mỗi cá nhân.

Các khoản chi phí bạn cần đầu tư khi kinh khu vui chơi trẻ em:

  • Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh;
  • Chi phí mua sắm, lắp đặt các loại trò chơi, máy móc, vật dụng trang trí;
  • Chi phí đi vào hoạt động, chi phí bảo trì, sửa chữa;
  • Chi phí thuê nhân viên.
Đánh giá post này

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0333.749.362
Gọi tư vấn
Yêu cầu báo giá dịch vụ