Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là một hoạt động kinh doanh được các thương nhân ưa chuộng và sử dụng phổ biến. Xoay quanh việc bán rượu tiêu dùng tại chỗ, nhà kinh doanh cần nắm rõ các quy định liên quan để quá trình kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất. Việc tìm hiểu các quy định liên quan tới hoạt động kinh doanh này luôn được xem là một vấn đề quan trọng, bức thiết. Trong bài viết sau đây, Luật Đăng Quang sẽ tổng hợp những quy định về cấp lại giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về sản xuất kinh doanh rượu được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP;
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả.
Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là gì?
Trên thực tế hằng ngày, chúng ta rất dễ bắt gặp những hình thức buôn bán rượu theo kiểu nhỏ lẻ như tại các nhà hàng, quán ăn, địa điểm vui chơi hay tại các tiệm tạp hóa. Đó được gọi chung là bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Vậy hiểu bán rượu tiêu dùng tại chỗ tức là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm của người bán hàng.
Lưu ý là rượu sẽ không bao gồm bia các loại, nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Quyền và nghĩa vụ chung của thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 18 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
- Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Quyền và nghĩa vụ thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Căn cứ vào Khoản 5 Điều 18 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu;
- Bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
Quy định về điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện phân phối rượu bao gồm:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.
- Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
- Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
Thủ tục xin cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Theo quy định tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ sẽ chỉ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh theo các mẫu đơn sau:
- Đối với thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên sẽ đăng ký giấy phép theo Mẫu đơn số 13 Mục II được ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
- Đối với thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ sẽ đăng ký giấy phép trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo Mẫu 14 Mục II được ban hành kèm theo Nghị định 17/2022/NĐ-CP.
Quy định về chế tài khi bán rượu tiêu dùng tại chỗ không có giấy phép
Bán lẻ rượu không có giấy phép bán lẻ rượu là hành vi vi phạm pháp luật. Điều này được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2017/NĐ-CP về Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh rượu theo đó việc kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định tại Nghị định được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Bán lẻ rượu không có giấy phép là hành vi vi phạm pháp luật nên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
- Về thẩm quyền lập biên bản và xử phạt sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc đội trưởng đội quản lý thị trường thực hiện.
Như vậy, nếu bạn bán lẻ rượu mà không có giấy phép kinh doanh thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000. Để không bị xử phạt hành chính bạn phải nộp hồ sơ xin giấy phép bán lẻ rượu.
Ai là người có thẩm quyền cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ?
Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ là Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Quy định về việc cấp lại giấy phép phân phối rượu
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì việc cấp lại giấy phép được chia làm hai trường hợp như sau:
Trường hợp giấy phép được cấp lại do hết hiệu lực
Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp lại đối với quy định lại khoản này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới, cụ thể như sau:
- Hồ sơ đối với cấp lại giấy phép phân phối rượu được quy định tại Điều 21 Nghị định 17/2022/NĐ-CP;
- Thẩm quyền cấp lại thuộc về Bộ Công thương;
- Thủ tục cấp lại giấy phép phân phối rượu được quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 25 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.
Trường hợp cấp lại do giấy phép bị mất hoặc bị hỏng
Đối với trường hợp này, thương nhân thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 17/2022/NĐ-CP để xin cấp lại như sau:
- Hồ sơ đề nghị cấp lại (01 bộ) bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 17/2022/NĐ-CP và bản gốc hoặc bản sao giấy phép đã cấp (nếu có);
- Cơ quan cấp giấy phép căn cứ vào hồ sơ đã lưu và hồ sơ đề nghị cấp lại của thương nhân để cấp lại giấy phép;
- Thời hạn của giấy phép sẽ được giữ nguyên như cũ.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 của quy định này cũng quy định về thủ tục cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng:
- Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp lại giấy phép theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp lại giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về việc cấp lại giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ nói riêng và tìm hiểu thêm về các loại giấy phép khác nói chung, xin vui lòng liên hệ Luật Đăng Quang để được hỗ trợ tốt nhất.