Quảng cáo là hoạt động của các doanh nghiệp nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Hiện nay, nhu cầu quảng cáo của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Thực phẩm chức năng là một trong những sản phẩm được quảng cáo nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, khác với các sản phẩm, dịch vụ khác, việc quảng cáo thực phẩm chức năng phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Việc chuẩn bị hồ sơ để đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng cũng phức tạp hơn nhiều loại sản phẩm khác. Trong bài viết này, Luật Đăng Quang sẽ cung cấp cho quý khách dịch vụ đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng do công ty thực hiện.
Căn cứ pháp lý
- Luật Quảng cáo 2012;
- Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
- Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2018/NĐ-CP.
- Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 25/2018/TT-BYT và Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm chức năng bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học.
Thực phẩm chức năng phải đảm bảo các điều kiện về an toàn như sau:
- Tuân thủ các điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm;
- Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố;
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
Về nhãn sản phẩm, đối với thực phẩm chức năng nhãn sản phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm chức năng tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định;
- Thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”;
- Nhãn phải ghi cụm từ “thực phẩm chức năng” và không được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào về tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Điều kiện xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 và Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP, điều kiện để đơn vị quảng cáo được giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng được quy định như sau: Quảng cáo thực phẩm chức năng phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời, nội dung quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
- Hai là, phải có các nội dung sau đây:
- Tên thực phẩm chức năng;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
- Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định và các nội dung sau đây:
- Tác dụng chính và các tác dụng phụ;
- Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”;
- Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc
- Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung theo quy định.
Lưu ý: Việc quảng cáo thực phẩm chức năng chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Hồ sơ xin cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng gồm các thành phần sau:
- Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo;
- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Mẫu nhãn sản phẩm có xác nhận của tổ chức, cá nhân;
- Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két dự kiến quảng cáo (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Lưu ý:
– Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt;
– Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Thủ tục xin cấp Giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Người xin giấy phép quảng cáo chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ theo quy định;
- Gửi hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến cơ quan cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm;
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận xem xét hồ sơ và trả kết quả
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trả kết quả. Thời hạn này được tính từ ngày đóng dấu đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc ngày hồ sơ hoàn chỉnh được tiếp nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
- Nếu cơ quan tiếp nhận không đồng ý với nội dung quảng cáo hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên trang thông tin điện tử của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Theo quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm cũng là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, cụ thể được quy định như sau:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm: Bộ Y tế;
- Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi: cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định;
- Nếu sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ đó.
- Nếu có từ hai cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì nộp tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế).
Trình tự đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng tại Luật Đăng Quang
Dịch vụ đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng của Luật Đăng Quang được thực hiện như sau:
- Bước 1: Khách hàng liên hệ đến Luật Đăng Quang và cung cấp thông tin liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ;
- Bước 2: Luật Đăng Quang tiếp nhận yêu cầu, thông tin về nhu cầu đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng của khách hàng, thông báo phí dịch vụ pháp lý tới khách hàng;
- Bước 3: Hai bên ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý về việc đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng;
- Bước 3: Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng, liệt kê danh sách các giấy tờ, tài liệu mà khách hàng cần cung cấp cho Luật Đăng Quang để hoàn tất hồ sơ;
- Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi hồ sơ trong suốt quá trình giải quyết;
- Bước 6: Nhận Giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng và bàn giao lại cho khách hàng;
- Bước 7: Hỗ trợ các thủ tục sau khi đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng.
Vì sao nên chọn dịch vụ đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng của Luật Đăng Quang?
Hiện nay, các cá nhân, doanh nghiệp có thể thực mình thực hiện thủ tục đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng. Tuy nhiên quá trình chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Trường hợp các cá nhân, doanh nghiệp chuẩn bị không đầy đủ hồ sơ thì phải tốn thêm thời gian để sửa đổi, bổ sung thời gian.
Vì vậy, để tiết kiệm thời gian và công sức, các cá nhân, doanh nghiệp có thể chọn sử dụng dịch do Luật Đăng Quang cung cấp. Khi lựa chọn sử dụng dịch vụ tại Luật Đăng Quang, khách hàng sẽ được tư vấn đầy đủ các thông tin, quy định pháp luật liên quan đến đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng.
Đồng thời, Luật Đăng Quang cũng sẽ hỗ trợ khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ hơ, tài liệu để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo. Điều này giúp quá trình xin giấy phép diễn ra hiệu quả và nhanh chóng.
Khi sử dụng dịch vụ tại Luật Đăng Quang, Luật Đăng Quang sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các công việc có liên quan. Khách hàng chỉ cần hỗ trợ đội ngũ Luật Đăng Quang cung cấp các hồ sơ, giấy tờ cần thiết và nhận kết quả.
Dịch vụ đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng tại Luật Đăng Quang
- Tư vấn các quy định có liên quan đến quảng cáo thực phẩm chức năng;
- Tư vấn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo quy định;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng;
- Dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng, xin vui lòng liên hệ Luật Đăng Quang để được đội ngũ luật sư của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!