Giao dịch đảm bảo là gì? Cách tra cứu giao dịch bảo đảm như thế nào? Chắc hẳn đây là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Bài viết dưới đây, Luật Đăng Quang cùng bạn sẽ tìm hiểu chi tiết về những vấn đề này.
Giao dịch đảm bảo là gì?
Giao dịch đảm bảo là hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo đó bên bảo đảm cần cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Căn cứ theo Điều 323 Bộ luật dân sự 2005 (hết hiệu lực vào ngày 01/01/2017), ta có thể hiểu rõ hơn khái niệm này như sau:
- Giao dịch đảm bảo là giao dịch dân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật đã quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm quy định theo khoản 1 Điều 318 của Bộ luật dân sự 2005;
- Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo đúng quy định pháp luật về đăng ký giao dịch đảm bảo. Việc này chính là điều kiện để giao dịch đảm bảo có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định;
- Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch đó phải có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Căn cứ vào Điều 292 Bộ luật dân sự 2015, các biện pháp bảo đảm đực thực hiện nghĩa vụ quy định gồm:
- Cầm cố tài sản;
- Thế chấp tài sản;
- Đặt cọc;
- Ký cược;
- Ký quỹ;
- Bảo lưu quyền sở hữu;
- Bảo lãnh;
- Tín chấp;
- Cầm giữ tài sản.
Hướng dẫn cách tra cứu giao dịch bảo đảm
Sau đây là chi tiết cách check giao dịch đảm bảo được thực hiện như sau:
- Bước 1: Để tra giao dịch đảm bảo, trước tiên bạn cần truy cập hệ thống đăng ký trực tuyến của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư pháp tại đường link https://dktructuyen.moj.gov.vn
- Bước 2: Ấn chọn ô “Tra cứu”. Cửa sổ tra cứu sẽ hiện ra 3 tùy chọn để bạn điền thông tin gồm: Số đăng ký; Bên bảo đảm và Số khung. Mỗi tiêu chí sẽ có những mục hiển thị riêng và bạn có thể cân nhắc để chọn lựa cách thức điền thông tin phù hợp.
- Đối với số đăng ký: Số đơn đăng ký ban đầu hoặc số đơn đăng ký thay đổi.
- Đối với thông tin bên đảm bảo: Tùy theo lựa chọn về loại bên bảo đảm mà tiêu chí tra cứu cũng thay đổi tương tự. Những tiêu chí tra cứu gồm công dân Việt Nam; Tổ chức có đăng ký trong nước; Người nước ngoài; Nhà đầu tư nước ngoài; Tổ chức khác; Người không quốc tịch.
- Đối với thông tin số khung: Bạn chỉ cần nhập đầy đủ số khung trên Giấy đăng kiểm xe vào ô trống là sẽ ra được kết quả tra cứu.
- Bước 3: Trường hợp không thấy thông tin hoặc màn hình hiển thị “Tài sản không thế chấp hoặc đã làm thủ tục xóa thế chấp”, điều này có nghĩa là tài sản không thế chấp.
- Bước 4: Nếu thấy thông tin đầy đủ của tài sản hiện lên màn hình, người mua phải yêu cầu bên bán liên hệ ngân hàng hoặc tiến hành làm thủ tục xóa thế chấp tài sản đảm bảo thì mới có thể giao dịch được các phương thức khác như rút hồ sơ, sang tên, thế chấp.
- Bước 5: Kiểm tra kỹ các thông tin kết quả tra cứu. Ngoài thông tin hiển thị đầu tiên, bạn cũng cần phải check lại các thông tin bên dưới xem có trùng khớp với thông tin mà bên bán cung cấp hay không. Việc này sẽ hạn chế tình trạng mua phải tài sản vẫn đang cầm cố ngân hàng nhưng làm giả đăng ký biển số, số khung và số máy thật để lừa đảo.
Trường hợp cần phải đăng ký giao dịch đảm bảo
Dựa vào Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, các trường hợp dưới đây cần tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm. Cụ thể như sau:
- Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các quy định khác có liên quan;
- Đăng ký theo thoả thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản;
- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nên bên cùng nhận bảo đảm. Hoặc trong trường hợp giữa hai bên là bên bảo đảm và nhận bảo đảm có thoả thuận;
- Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký; xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký đối với các trường hợp đã được nên ở trên.
Trên đây là giải đáp thắc mắc Giao dịch đảm bảo là gì? Cách tra cứu đăng ký giao dịch bảo đảm mới nhất. Mong rằng những thông tin chúng tôi mang đến qua bài viết này sẽ hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi!