Giấy phép mạng xã hội (Social network) hay còn gọi là Giấy phép thiết lập mạng xã hội là văn bản pháp lý do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho doanh nghiệp, tổ chức sở hữu trang mạng xã hội để trang mạng xã hội hoạt động một cách hợp pháp.
Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục cấp Giấy phép mạng xã hội
- Nghị định 72/2013/ NĐ – CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng ngày 15/07/2013;
- Nghị định 27/2018/ NĐ – CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/ NĐ – CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng ngày 15/07/2013;
- Thông tư 09/2014/TT-BTTTT Quy định chi tiết về hoạt động Quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
Đối tượng xin cấp Giấy phép mạng xã hội:
Tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp Luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp trên mạng xã hội.
Điều kiện cấp giấy phép mạng xã hội
Điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp trên trang mạng xã hội, ngành nghề đăng ký kinh doanh đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý về ngành nghề dịch vụ mạng xã hội:
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc dữ liệu đăng ký ngành nghề trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải có mã ngành nghề sau:
- Mã ngành 6311: Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
- Mã ngành 6312: Cổng thông tin (trừ hoạt động báo chí): Thiết lập mạng xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp chưa có mã ngành 6311 và mã ngành 6312 thì doanh nghiệp phải bổ sung mã ngành nghề để đủ điều kiện xin Giấy phép thiết lập mạng xã hội.
Đối với tổ chức:
Tổ chức phải có có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp trên mạng xã hội.
Điều kiện về nhân sự
Có tổ chức, nhân sự đáp ứng theo quy định sau:
Điều kiện về nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin.
- Có ít nhất 01 nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin là người có quốc tịch Việt Nam hoặc đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn ít nhất 06 tháng tại Việt Nam kể từ thời điểm nộp hồ sơ;
- Có bộ phận quản lý nội dung thông tin.
Điều kiện về nhân sự bộ phận kỹ thuật.
- Có ít nhất 01 nhân sự quản lý nội dung thông tin và 01 nhân sự quản lý kỹ thuật.
- Đáp ứng quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 27/2018/ NĐ –CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/ 2013/NĐ – CP ngày 15/03/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng (Nghị định số 72/2013/NĐ-CP).
Điều kiện về tên miền
Đã đăng ký tên miền mạng xã hội và đáp ứng quy định sau:
- Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
- Mạng xã hội sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam.
- Mạng xã hội của cùng một tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền.
- Tên miền “.vn” phải còn thời hạn sử dụng ít nhất là 06 tháng tại thời điểm đề nghị cấp phép và phải tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Đối với tên miền quốc tế phải có xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp.
Điều kiện về kỹ thuật:
- Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:
- Mạng xã hội phải Lưu trữ tối thiểu 02 năm đối với các thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng và nhật ký xử lý thông tin được đăng tải;
- Tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng;
- Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thông tin;
- Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
- Đảm bảo phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin trên toàn bộ các trang mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp sở hữu.
- Ngoài việc bảo đảm các Điều kiện kỹ thuật, hệ thống kỹ thuật thiết lập mạng xã hội phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thực hiện đăng ký, lưu trữ thông tin cá nhân của thành viên, bao gồm: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số điện thoại và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp người sử dụng Internet dưới 14 tuổi và chưa có chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của người giám hộ theo quy định tại điểm này để thể hiện sự cho phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó;
- Thực hiện việc xác thực người sử dụng dịch vụ thông qua tin nhắn gửi đến số điện thoại hoặc đến hộp thư điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc thay đổi thông tin cá nhân;
- Ngăn chặn hoặc loại bỏ thông tin vi phạm các quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Thiết lập cơ chế cảnh báo thành viên khi đăng thông tin có nội dung vi phạm (bộ lọc).
Điều kiện về biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và quản lý thông tin đối với mạng xã hội
- Có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phù hợp theo các quy định và được đăng tải trên trang chủ của mạng xã hội;
- Bảo đảm người sử dụng phải đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội;
- Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 5 Nghị định 27/2018/ NĐ – CP sửa đổi, bổ sung Nghị đinh 72/ 2013/ NĐ – CP Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (Nghị định 27/2018/NĐ – CP). Chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email);
- Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng;
- Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác.
Thủ tục xin cấp giấy phép mạng xã hội (Ảnh minh họa)
Hồ sơ cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội
- Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội;
- Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định thành lập (hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13). (Quyết định thành lập phải có chức năng nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thông tin trao đổi trên trang mạng xã hội).
- Đề án hoạt động trang mạng xã hội: Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính:
- Các loại hình dịch vụ;
- Phạm vi; lĩnh vực thông tin trao đổi;
- Phương án tổ chức nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội phù hợp với các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 5 Điều 23 Nghị định 27/2018/ NĐ – CP ;
- Thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam;
- Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải có tối thiểu các nội dung sau:
- Các nội dung cấm trao đổi, chia sẻ trên mạng xã hội;
- Quyền, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
- Quyền, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội;
- Cơ chế xử lý đối với thành viên vi phạm thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
- Cảnh báo cho người sử dụng các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;
- Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên mạng xã hội với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội hoặc với tổ chức, cá nhân khác;
- Công khai việc có hay không thu thập, xử lý các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
- Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Tài liệu khách hàng cần chuẩn bị xin Giấy phép mạng xã hội
Trường hợp Quý khách hàng sử dụng dịch vụ cấp Giấy phép mạng xã hội của Luật Đăng Quang chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các tài liệu như sau:
STT | Loại tài liệu | Số lượng | Người cung cấp |
1. | Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập (hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13). |
02 | Khách hàng |
2. | Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký tên miền hoặc hợp đồng cung cấp tên miền có đuôi “.vn” của doanh nghiệp còn thời hạn sử dụng ít nhất là 06 (sáu) tháng tại thời điểm đề nghị cấp phép. | ||
3. | Bản sao hợp lệ:
Hợp đồng thuê chỗ đặt thiết bị |
||
4. | Địa chỉ IP của website | ||
5. | Thông tin của người quản lý nội dung: Bằng tốt nghiệp đại học (nếu có) và giấy tờ chứng thực cá nhân của người quản lý nội dung. | ||
6. | Thông tin của người quản lý kỹ thuật: Bằng tốt nghiệp đại học về lĩnh vực công nghệ thông tin và giấy tờ chứng thực cá nhân của người quản lý kỹ thuật. | ||
7. | Bản Demo trang chủ và các chuyên mục của trang mạng xã hội | ||
8. | Phương án kỹ thuật đảm bảo hoạt động của trang mạng xã hội | ||
9 | Các hồ sơ, phương án, đề án còn lại do Luật Đăng Quang hỗ trợ soạn thảo theo thông tin khách hàng cung cấp. |
Quy trình cấp Giấy phép mạng xã hội
Quy trình cấp Giấy phép mạng xã hội được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và điều kiện cấp giấy phép
Doanh nghiệp, tổ chức chuẩn bị 02 bộ hồ sơ cấp giấy phép đáp ứng đủ các điều kiện xin giấy phép mạng xã hội (01 bộ nộp Bộ Thông tin và Truyền thông, 01 bộ lưu tại doanh nghiệp, tổ chức xin cấp phép).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ cấp Giấy phép mạng xã hội được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Bộ thông tin và Truyền thông – Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép
- Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép cho doanh nghiệp, tổ chức.
- Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 4: Báo cáo hoạt động sau cấp giấy phép
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ mỗi năm một lần và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thời hạn báo cáo:
Tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép mạng xã hội có trách nhiệm gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
Hình thức gửi báo cáo
Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội gửi báo cáo qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo địa chỉ sau: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông, tầng 9, tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép mạng xã hội
Các trường hợp phải sửa đổi, bổ sung giấy phép mạng xã hội
- Tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép trong những trường hợp sau:
- Thay đổi tên của tổ chức, doanh nghiệp; thay đổi địa điểm đặt máy chủ tại Việt Nam; thay đổi nhân sự chịu trách nhiệm; thay đổi, bổ sung nội dung thông tin, phạm vi cung cấp thông tin (tên miền khi cung cấp trên trang thông tin điện tử, hệ thống phân phối ứng dụng khi cung cấp cho các thiết bị di động) đối với trang thông tin điện tử tổng hợp; thay đổi loại hình dịch vụ, phạm vi cung cấp dịch vụ (tên miền khi cung cấp trên trang thông tin điện tử, hệ thống phân phối ứng dụng khi cung cấp cho các thiết bị di động) đối với mạng xã hội.
Thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép mạng xã hội
- Tổ chức, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị nêu rõ nội dung, lý do cần sửa đổi, bổ sung và các tài liệu chứng minh có liên quan đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông, tầng 9, tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thẩm định, cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép đã cấp. Trường hợp từ chối, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Gia hạn giấy phép mạng xã hội
Thời hạn gia hạn giấy phép mạng xã hội
- Chậm nhất 30 ngày trước khi hết hạn giấy phép, tổ chức, doanh nghiệp muốn gia hạn giấy phép đã được cấp, gửi văn bản đề nghị gia hạn nêu rõ thời hạn gia hạn;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thẩm định, cấp gia hạn giấy phép đã cấp. Trường hợp từ chối, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Số lần được gia hạn giấy phép mang xã hội
Giấy phép được gia hạn không quá 02 lần; mỗi lần không quá 02 năm.
Cấp lại giấy phép mạng xã hội
Các trường hợp cấp lại giấy phép mạng xã hội
- Khi giấy phép bị mất;
- Khi giấy phép bị hư hỏng không còn sử dụng được.
Thủ tục cấp lại giấy phép mạng xã hội
- Khi giấy phép bị mất hoặc khi giấy phép bị hư hỏng không còn sử dụng được tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép gửi văn bản đề nghị cấp lại giấy phép đến cơ quan cấp giấy phép. Văn bản đề nghị phải nêu rõ số giấy phép, ngày cấp của giấy phép đã cấp và lý do đề nghị cấp lại giấy phép. Trường hợp giấy phép bị hư hỏng thì phải gửi kèm theo bản giấy phép bị hư hỏng;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ này nhận được văn bản đề nghị, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thônxem xét, cấp lại giấy phép. Trường hợp từ chối, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Một số câu hỏi liên quan
Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Giấy phép mạng xã hội có hiệu lực bao lâu?
Thời gian có hiệu lực của cấp phép: Giấy phép được cấp phép tối đa là 10 năm và gia hạn không quá 02 lần; mỗi lần không quá 02 năm.
Nộp hồ sơ cấp giấy phép mạng xã hội tại đâu?
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông, tầng 9, tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Cần mã ngành nào để doanh nghiệp xin được giấy phép mạng xã hội?
Doanh nghiệp cần đăng ký mã ngành nghề sau để đủ điều kiện nộp hồ sơ cấp giấy phép mạng xã hội bao gồm:
- Mã ngành 6311: Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
- Mã ngành 6312: Cổng thông tin (trừ hoạt động báo chí): Thiết lập mạng xã hội.
Dịch vụ cấp Giấy phép mạng xã hội của Luật Đăng Quang:
- Tư vấn điều kiện đăng ký cấp Giấy phép mạng xã hội;
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ thủ tục cấp Giấy phép mạng xã hội;
- Tư vấn, thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp đáp ứng điều kiện cấp Giấy phép mạng xã hội;
- Soạn thảo hồ sơ, đề án hoạt động xin cấp Giấy phép mạng xã hội;
- Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin cấp Giấy phép mạng xã hội;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình cấp Giấy phép mạng xã hội;
- Nhận và giao lại cho khách hàng Giấy phép mạng xã hội;
- Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi được cấp Giấy phép mạng xã hội;