16/11/2023 - 09:16

Những điều cần biết khi thuê giám đốc công ty

Ngày nay nền kinh tế ngày càng phát triển, những quy định về luật kinh doanh của Việt Nam ngày càng được nới lỏng để tạo điều kiện tối đa cho những doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Ngoài việc thu hút tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước thì việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Với nguồn vốn dồi dào, các nhà đầu tư liên tục tìm kiếm cơ hội mở rộng kinh doanh để gia tăng lợi nhuân và không để chôn vốn. Chính vì vậy họ luôn tìm kiếm đòi hỏi những giám đốc có khả năng điều hành doanh nghiệp giỏi. Họ tìm giám đốc biết kinh doanh để tạo ra mức lợi nhuận siêu khủng. Tuy nhiên giám đốc điều hành doanh nghiệp là vị trí quan trọng hàng đầu. Vị trí này ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc đi xuống của doanh nghiệp. Nên một người giám đốc giỏi sẽ có rất nhiều đối thủ trên thị trường cạnh tranh lôi kéo tuyển dụng bằng nhiều cách đưa ra những phúc lợi không tưởng. Vậy làm cách nào để có thể thuê được giám đốc và giữ chân giám đốc? Những điều cần biết khi thuê giám đốc công ty là gì? Việc thuê giám đốc công ty có bị ảnh hưởng bởi những yếu tố pháp lý nào? Trách nhiệm của giám đốc công ty đối với doanh nghiệp ra sao?

Khi thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty TNHH, thì hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên thường đưa ra phương án thuê giám đốc hay tổng giám đốc để điều hành. Do vậy giám đốc hay tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị.

Những điều cần biết khi thuê giám đốc công ty

Thuê giám đốc cho công ty cần lưu ý những gì ?

– Trong trường hợp điều lệ công ty không quy định chủ tịch hội đồng thành viên(HĐTV) đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) là người đại diện theo pháp luật thì giám đốc/tổng giám đốc đương nhiên sẽ là người đại diện pháp luật cho công ty.
– Trong trường hợp Giám đốc/ tổng giám đốc là người đại diện pháp luật của công ty thì ngay sau khi có quyết định bổ nhiệm chức vụ, công ty phải có trách nhiệm thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh để thay đổi người đại diện theo pháp luật trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đồng thời tiến hành thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật cực kỳ quan trọng. Nếu chủ sở hữu không nắm được những quy định về người đại diện theo pháp luật của các loại hình doanh nghiệp hiện hành thì sẽ gặp phải rủi ro rất lớn.

Luật doanh nghiệp mới nhất không cấm doanh nghiệp thuê Giám đốc/Tổng Giám đốc. Do vậy, doanh nghiệp được quyền thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐTV hoặc HĐQT  về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
 
Thông thường việc thuê Giám đốc thông qua việc ký một hợp đồng lao động và một quyết định bổ nhiệm và môi quan hệ này được điều chỉnh bởi Luật lao động. Như vậy, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thuê như một người lao động trong doanh nghiệp. Hay nói cách khác, mối quan hệ giữa giám đốc và công ty (đại diện là HĐQT) ở đây là mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mối quan hệ này vì thế phải được điều chỉnh chủ yếu bởi pháp luật về lao động sau đó mới đến pháp luật về doanh nghiệp.
 

Việc thuê giám đốc/ tổng giám đốc dưới dạng hợp đồng lao động sẽ có những rủi ro nhất định vì thế luật doanh nghiệp 2020 cho phép một nhiệm kỳ của một tổng giám đốc/ giám đốc được thuê là không quá 5 năm. Và có 3 loại hợp đồng thể hiện mối quan hệ giữa giám đốc và công ty ở đây cụ thể là đại diện HDQT như sau:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn (Từ 12 đến 36 tháng);
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ;

Việc ký hợp đồng để thuê giám đốc/ tổng giám đốc còn phụ thuộc vào tình hình hoạt động của công ty, và bạn nên nghiên cứu kỹ ưu nhược điểm của từng loại hợp đồng này để xác định được những vấn đề rủi ro và có biện pháp phòng tránh, hạn chế những rủi ro đó. Tuy nhiên còn một   loại hợp đồng nữa không có trong quy định của luật doanh nghiệp 2014 nhưng được nhiều công ty áp dụng đó là hình thức hợp đồng ủy quyền nghĩa là chủ tịch HĐQT sẽ ký hợp đồng ủy quyền với giám đốc và quy định rõ nghĩa vụ và tránh nhiệm cũng như quyền lợi của hai bên, như thế cũng là điều kiện để giám đốc đó phát huy tài năng của mình, nếu nhận thấy người đó không có năng lục HĐQT có thể ra thông báo chấm dứt hợp đồng ủy quyền để người khác có thể lên thay thế.

Khi công ty kết thúc hợp đồng với giám đốc/ tổng giám đốc mà không tái tục hợp đồng thuê người đại diện theo pháp luật thì công ty phải thay đổi người đại diện theo pháp luật mới. Đồng thời doanh nghiệp phải thông báo tới cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh để thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Việc thuê một giám đốc/ tổng giám đốc là một bài toán về nhân sự đối với các công ty vì thế để có thể tiến hành bạn nên tìm hiểu trước những quy định của pháp luật về việc thuê giám đốc/ tổng giám đốc như thế nào cho đúng luật.

Đánh giá post này

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0333.749.362
Gọi tư vấn
Yêu cầu báo giá dịch vụ