Đối với người lao động, việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không còn là vấn đề xa lạ. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người lao động không biết về quy định lương, phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam như thế nào. Vì thế, để cung cấp thêm thông tin cho quý khách hàng, Luật Đăng Quang sẽ đưa ra bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2019;
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 89/2020/NĐ-CP và Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
- Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động;
- Quyết định 595/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.
Quy định lương, phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
Quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động được quy định cụ thể tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và tại Điều 17 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hôi bắt buộc.
Theo đó, tiền lương tháng mà người lao động dùng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được chia thành các trường hợp được liệt kê dưới đây:
- Trường hợp mà người lao động đóng bảo hiểm xã hội thuộc vào các đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương mà Nhà nước đã quy định;
- Trường hợp mà người lao động đóng bảo hiểm xã hội là những người mà phụ thuộc theo chế độ tiền lương mà do người sử dụng lao động quyết định;
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội là một trong các đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương mà đã được Nhà nước quy định
- Căn cứ vào Khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì nếu người lao động là một trong những đối tượng mà thực hiện chế độ tiền lương mà được Nhà nước quy định thì tiền lương tháng dùng để đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và nếu có thì sẽ thêm cả các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên trong nghề.
- Tuy nhiên, nếu người lao động thuộc vào đối tượng là những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức tiền lương tháng mà người lao động dùng để đóng bảo hiểm xã hội sẽ là ở mức lương cơ sở.
Dù đã được pháp luật quy định một cách rõ ràng về trường hợp tiền lương mà người lao động dùng để đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương do nhà nước quy định, người lao động cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây, để tránh hiểu nhầm về nội dung của quy định pháp luật. Cụ thể:
- Trong trường hợp tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được tính là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và thêm cả các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên trong nghề (nếu có) thì tiên lương này sẽ được tính trên mức lương cơ sở theo quy định tại Khoản 1.1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Tiền lương tháng dùng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại điều luật đã được đề cập ở trên thì sẽ bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu dựa vào quy định của pháp luật Việt Nam về tiền lương.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội dựa theo chế độ tiền lương được quyết định bởi người sử dụng lao động
Dựa theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và tại Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hôi bắt buộc, trường hợp mà người lao động sử dụng tiền lương của mình để đóng bảo hiểm xã hội mà tuân thủ theo chế độ tiền lương được dựa trên quyết định bởi người sử dụng lao động, thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được quy định như sau:
- Từ ngày 01/01/2016 – 31/12/2017, thì tiền lương tháng của người lao động dùng để đóng bảo hiểm sẽ là mức lương cộng với phụ cấp căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam là lao động được ghi trong hợp đồng lao động.
- Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng dung để đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là là mức lượng, cộng với phụ cấp lương và kèm theo đó là các khoản bổ sung khác được pháp luật về lao động quy định và được ghi trong hợp đồng lao động.
- Trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp mà được hưởng tiền lương theo quy định của Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì tiền lương tháng dùng để đóng bảo hiểm xã hội của các đối tượng này sẽ là tiền lương mà được quyết định bởi doanh nghiệp.
- Trường hợp mà người lao động chính là người quản lý, điều hành hợp tác xã mà có hưởng tiền lương theo như quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì tiền lương tháng mà đối tượng này dùng để đóng bảo hiểm xã hội sẽ là tiền lương mà hội đồng thành viên quyết định.
Về cơ bản, pháp luật đã quy định một cách chi tiết về trường hợp mà người lao động đóng bảo hiểm xã hội dựa theo chế độ tiền lương được quyết định bởi người sử dụng lao động, nhưng người lao động cũng cần lưu ý đến một số vấn đề liên quan đến nội dung pháp luật được đưa ra ở trên như sau:
- Thời hạn từ ngày 01/01/2016 – 31/12/2017 đã qua, do đó, mức tiền lương tháng mà người lao động dùng để đóng bảo hiểm xã hội sẽ không còn được áp dụng theo quy định tại thời điểm này nữa.
- Liên quan đến trường hợp mà người lao động là người quản lý doanh nghiệp mà có hưởng lương nhưng lại là viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu một thành viên mà có chủ sở hữu chính là Nhà nước, thì tiền lương tháng mà đối tượng này dùng để đóng bảo hiểm xã hôi bắt buộc sẽ không phải tiền lương do doanh nghiệp quyết định (theo Khoản 3 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP).
- Vấn đề phụ cấp lương đã được pháp luật quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể phụ cấp lương sẽ bao gồm:
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện về vấn đề sinh hoạt, mức độ dùng để thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận được ghi nhận trong hợp động lao động chứ tính đến hoặc đã tính đến nhưng chưa được đầy đủ;
- Các khoản phụ cấp lương mà được gắn với quá trình làm việc và dựa theo kết quả công việc mà được người lao động thực hiện.
Tiền lương tháng không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bên cạnh tiền lương tháng mà người lao động buộc phải sử dụng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cũng có những loại tiền lương là thu nhập của người lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội, nếu như tiền lương đó là các khoản chế độ và phúc lợi sau:
- Tiền thưởng theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019;
- Tiền thưởng cho sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Các khoản phụ cấp hỗ trợ tiền xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền trông giữ trẻ, tiền nuôi con nhỏ;
- Khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân qua đời;
- Các hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;
- Khoản phụ cấp khi đến ngày sinh nhật của người lao động;
- Trợ cấp dành cho người động có hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác được ghi thành một mục riêng trong hợp đồng lao động.
Như vậy, trên đây là một số tư vấn của Luật Đăng Quang liên quan đến vấn đề quy định lương, phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Để được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ một cách chi tiết hơn trong từng trường hợp quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Luật Đăng Quang.
Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về quy định lương, phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội, kê khai bảo hiểm xã hội, kê khai thuế, dich vụ kế toán thuế xin vui lòng liên hệ Luật Đăng Quang để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!