12/03/2024 - 09:07

Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Hiện nay, thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh với hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh có chịu sự quản lý khắt khe từ các cơ quan có thẩm quyền do ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, để kinh doanh các sản phẩm này một cách hợp pháp, thương nhân cần thực hiện theo trình tự sau đây.

Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Những nội dung cần quan tâm trước khi thành lập công ty:

  • Tên doanh nghiệp: Luật Đăng Quang sẽ tra cứu sơ bộ khi nhận được thông tin về tên doanh nghiệp do quý khách hàng cung cấp để tránh trường hợp không được chấp thuận do vi phạm các trường hợp cấm khi đặt tên doanh nghiệp.
  • Địa chỉ trụ sở chính: Quy định cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở đã được quy định tại Khoản 11, Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 nhằm bảo đảm cho nhà chung cư được sử dụng đúng công năng, thiết kế, đúng mục đích sử dụng và bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Theo quy định tại Luật Nhà ở thì nhà chung cư được phân thành nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh. Như vậy, trong trường hợp chung cư với mục đích để ở thì không được đặt trụ sở công ty; với các tòa nhà hỗn hợp nhà ở – văn phòng thì có thể đăng ký và quý khách hàng cần cung cấp những giấy tờ pháp lý liên quan như quyết định xây dựng tòa nhà; giấy tờ pháp lý của chủ đầu tư…
  • Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh thực phẩm chức năng sẽ được phân mã ngành như sau:
STT Tên ngành Mã ngành
1. Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

 

Chi tiết: Sản xuất thực phẩm chức năng

 

1079

Điều 8 Nghị định 67/2016/NĐ-CP

Quy Định Về Điều Kiện Sản Xuất, Kinh Doanh Thực Phẩm Thuộc Lĩnh Vực Quản Lý Chuyên Ngành Của Bộ Y Tế

2. Bán buôn thực phẩm. Chi tiết:

Bán buôn thực phẩm

Kinh doanh thực phẩm chức năng

 

4632

Điều 9 Nghị định 67/2016/NĐ-CP

Quy Định Về Điều Kiện Sản Xuất, Kinh Doanh Thực Phẩm Thuộc Lĩnh Vực Quản Lý Chuyên Ngành Của Bộ Y Tế

  • Tư vấn về vốn: Mức vốn liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến mức thuế môn bài như sau:
Bậc thuế Vốn điều lệ đăng ký Mức thuế/năm
Bậc 1  Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng
Bậc 2 Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng
Bậc 3 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng

Thời hạn góp vốn theo quy định là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy mà các thành viên cần lưu ý về việc đăng ký số vốn góp trong khả năng có thể góp và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp mình, tránh trường hợp phải điều chỉnh giảm vốn điều lệ bởi đây là một thủ tục tương đối phức tạp và khó khăn.

Trình tự, thủ tục thành lập

Bước 1: Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông công ty cổ phần;
  • Chứng minh thư nhân dân; Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ đông công ty cổ phần;
  • Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt (theo yêu cầu của Luật Đăng Quang);
  • Hợp đồng ủy quyền để ủy quyền cho Công ty Luật Đăng Quang thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

Cơ quan tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh ( thành phố)

Thời hạn giải quyết: từ 04 – 06 ngày làm việc

Kết quả thực hiện thủ tục: Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp thể hiện 04 nội dung sau:

  • Tên công ty
  • Địa chỉ công ty
  • Vốn điều lệ
  • Người đại diện theo pháp luật, danh sách thành viên công ty TNHH, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

Bước 2: Khắc dấu và công bố mẫu dấu(Thay cho giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu trước đây)

Sau khi nộp hồ sơ công bố sử dụng mẫu dấu và được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận, mẫu dấu sẽ hiển thị trong thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống thông tin quốc gia. Quý khách hàng có thể tra cứu mẫu dấu tại địa chỉ: http://dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 3: Công bố  nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Luật Đăng Quang sẽ tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Thực hiện các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

Luật Đăng Quang sẽ tư vấn toàn bộ các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp cho Qúy khách hàng như sau:

  • Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký tài khoản với Sở kế hoạch đầu tư
  • Đăng ký chữ ký số điện tử để kê khai và nộp thuế điện tử
  • Thiết lập hồ sơ thuế
  • Đăng ký phương pháp thuế, kê khai thuế ban đầu
  • Kê khai và nộp thuế môn bài
  • Phát hành, đặt in hóa đơn lần đầu

Thủ tục công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng

Căn cứ pháp lý:

  • Luật An toàn thực phẩm 2012;
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm;
  • Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng;
  • Nghị định 47/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.

Hồ sơ công bố gồm:

STT Tài liệu Ghi chú
1 Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm  
2 Bản thông tin chi tiết sản phẩm  
3 Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc chứng nhận y tế hoặc tương đương Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu
4 Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương ( nếu có)  
7 Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định  
9 Kế hoạch giám sát định kỳ  
10 Kế hoạch kiểm soát chất lượng Đối với thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
11 Mẫu nhãn sản phẩm/Nội dung nhãn sản phẩm/Nội dung nhãn phụ sản phẩm  
12 Mẫu sản phẩm  
13 Giấy đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng  
14 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Với những đối tượng phải cấp
16 Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố  
17 Báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm thực phẩm đối với sản phẩm mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường Đối với thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

Kết quả thực hiện: Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Thời gian thực hiện: 30-35 ngày làm việc

Thời hạn Giấy chứng nhận tiêu chuẩn:

  • 05 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương;
  • 03 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh không có các chứng chỉ trên.

Dịch vụ Luật Đăng Quang về công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng

  • Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý liên quan đến công bố tiêu chuẩn thực phẩm;
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ công bố;
  • Soạn thảo hồ sơ có liên quan;
  • Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục Công bố tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình thực hiện công bố;
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0333.749.362
Gọi tư vấn
Yêu cầu báo giá dịch vụ