Thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh: Hầu hết những người chủ sở hữu doanh nghiệp thường nắm bắt cơ hội đầu tư, phát triển công ty rất tốt. Khi thấy địa phương, tỉnh thành nào có tiềm năng mở rộng để phát triển kinh doanh thì họ thường lên kế hoạch và nghiên cứu khả năng đầu tư của mình vào địa phương, tỉnh thành này. Và nếu như thấy khả thi thì họ sẽ thành lập chi nhánh công ty. Đó gọi là thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh. Điều này có thể hiểu là mở chi nhánh công ty ở tỉnh khác so với nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh chính xác nhất là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Hồ sơ để thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Để thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh, cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
- Thông báo thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh.
- Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh của Hội đồng quản trị
- Quyết định thành lập chi nhánh của Hội đồng quản trị
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh công ty khác tỉnh.
- Chứng minh thư nhân dân bản sao công chứng của người quản lý đứng đầu chi nhánh, giấy đăng ký kinh doanh bản sao công chứng của công ty
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh như sau
- Công ty chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh rồi nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh mà công ty định mở chi nhánh
- Sau khi hồ sơ được thông qua, phòng đăng ký kinh doanh này sẽ nhập thông tin yêu cầu mã số chi nhánh. Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh sẽ được cấp cho công ty trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ
- Trong vòng 7 ngày làm việc tính từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh thì công ty sẽ tiến hành thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh tại nơi đặt trụ sở chính để yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Một số lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
- Chi nhánh khác tỉnh được thành lập cần có con dấu cũng như hóa đơn riêng bởi chi nhánh cũng cần phải nộp thuế môn bài hàng năm và thuế GTGT phát sinh). Chính vì thế mà công ty sẽ cần làm thêm thủ tịch cấp dấu và in hóa đơn.
- Nếu như chi nhánh hạch toán hoạt động kinh doanh của mình phụ thuộc vào công ty mẹ thì công ty mẹ giải thể thì chi nhánh cũng sẽ bị giải thể theo.
Nếu cần tư vấn về thủ tục thành lập chi nhánh công ty và các hồ sơ giấy tờ liên quan đến việc thành lập chi nhánh, các công việc cần thực hiện sau khi thành lập chi nhánh công ty vui lòng liên hệ Luật Đăng Quang để được hướn dẫn và làm thủ tục.